5 bài học đắt giá từ nữ doanh nhân khởi nghiệp

5 bài học đắt giá từ nữ doanh nhân khởi nghiệp

Tinh thần kinh doanh là một cuộc chạy marathon khắc nghiệt, bạn phải có tinh thần sẵn sàng học hỏi và vượt qua mọi khó khăn.

Trở thành một doanh nhân sẽ có những đặc quyền nhưng cũng có rất nhiều thách thức. Đặc biệt, đối với phụ nữ phải đảm nhận trọng trách cân bằng sự chăm lo giữa gia đình, bạn bè và thời gian cá nhân. Đây là một trong những thách thức đòi hỏi người phụ nữ khi làm kinh doanh phải học cách đối diện và đưa ra giải pháp.

Con đường kinh doanh thường không trải đầy hoa hồng và không có con đường duy nhất, chắc chắn dẫn đến thành công. Tuy nhiên, mọi thử thách đều có thể trở thành bài học và kinh nghiệm và giúp con đường tiến tới thành công trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là một số bài học đắt giá dành cho những người phụ nữ đã, đang và sẽ kinh doanh hoặc khởi nghiệp. 

Bài học thứ nhất: Vượt qua “hội chứng kẻ giả mạo”

Hội chứng kẻ giả mạo (Impostor syndrome) chỉ cảm giác sâu sắc rằng bản thân không xứng đáng với thành công mình đã đạt được, cùng nỗi sợ người khác “phát hiện” ra mình không tài giỏi đến mức đấy. “Hội chứng kẻ giả mạo” là một hiện tượng được đặt tên bởi hai nhà tâm lý học Pauline Clance và Suzanne Imes năm 1978. Trong nghiên cứu của mình, họ phát hiện ra nhiều phụ nữ thành đạt thực sự tin rằng mình không xứng đáng.

Phụ nữ thường xuyên phải đối mặt với một số vấn đề “dành riêng” cho họ như chăm lo gia đình, việc học tập con cái hoặc nhan sắc… mà đàn ông thường sẽ không gặp phải. Sự nghi ngờ bản thân là điều quá phổ biến ở các nữ doanh nhân, vì như trước đây, họ gặp nhiều khó khăn hơn khi được coi trọng hoặc được trao những cơ hội làm việc giống như nam giới.

Do đó, nghiên cứu cho thấy phụ nữ gặp phải “hội chứng kẻ giả mạo” với tỷ lệ cao hơn nam giới. Dẫn đến phụ nữ thường cảm thấy mình không có đủ kiến ​​thức hoặc kỹ năng để bắt đầu công việc kinh doanh riêng. Tâm lý này sẽ nhanh chóng biến mất theo thời gian nếu mỗi người chúng ta biết cách khắc phục, chẳng hạn như hãy ăn mừng chiến thắng kinh doanh dù lớn hay nhỏ, như một cách xoa dịu cảm giác “chưa đủ giỏi” của bản thân.

Ngoài việc cảm thấy không đủ năng lực, phụ nữ còn thường đánh giá thấp những thành công của mình. Thay vì tập trung vào sự ngờ vực “liệu mình chưa đủ giỏi”, hãy liệt kê những thành tích và tự hào về khả năng của bạn trong việc đón nhận những thử thách mới. Ngoài ra, hãy từ bỏ sự cầu toàn, vì trở thành một doanh nhân phải trải qua rất nhiều thử thách và không tránh khỏi sai sót. Với tất cả những yếu tố có thể cản trở bạn, đừng để cảm giác nghi ngờ về bản thân trở thành một trong số đó.

Bài học số 2: Hợp tác cùng đội nhóm chuyên nghiệp

Những hội, nhóm liên kết phụ nữ kinh doanh, khởi nghiệp sẽ mang đến nhiều góc nhìn độc đáo và việc chia sẻ những thách thức cũng như giải pháp về những nỗ lực tương ứng sẽ tạo ra cảm giác gắn kết và phát triển. Chính sự đoàn kết từ đội nhóm sẽ giúp phụ nữ “thoát khỏi” thế giới kinh doanh do nam giới thống trị.

Với tư cách là một nữ doanh nhân, việc hoạt động độc lập đôi lúc sẽ khiến bạn cảm thấy cô lập và thiếu vắng sự đồng hành từ những người có kinh nghiệm trong hội nhóm, vì vậy việc tìm hiểu các nguồn lực để cung cấp sự hỗ trợ là rất quan trọng. Bạn có thể tìm kiếm các mạng lưới kết nối dành cho nữ từ mối quan hệ cá nhân, phương tiện truyền thông hoặc cộng đồng coworking space như HeraHub… để tương tác và học hỏi những điều hay ho từ mọi người. Chúng ta có thể bắt đầu từ những cuộc trò chuyện trực tuyến trên mạng xã hội và đến những buổi offline trực tiếp để lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm và ý tưởng. 

Bài học số 3: Tinh thần luôn học hỏi

Khởi nghiệp là một cuộc chạy đua marathon, bạn phải có sự sẵn lòng học hỏi. Bước ra ngoài vùng an toàn và tìm hiểu kiến thức thực tế từ những người khác thông qua hội thảo chuyên môn, lớp học và sự kiện. Bạn càng tiếp thu được nhiều kiến ​​thức và áp dụng vào công việc của mình thì càng giúp bạn mở rộng tầm nhìn và đưa ra định hướng kinh doanh đúng đắn.

Chúng ta sẽ không thể nào đạt được trạng thái “biết tất cả” bởi kiến thức là vô hạn và bản thân phải không ngừng học hỏi và tìm tòi. Chính vì thế hãy dành một ngân sách cố định để đầu tư vào giáo dục như đăng ký lớp học kỹ năng doanh nghiệp… để luôn cập nhật những thứ mới mẻ, xu hướng hiện đại và ứng dụng cho việc mở rộng kinh doanh và trang bị cho cá nhân một cách hoàn hảo cho tương lai của bạn. 

Là một doanh nhân, bạn thường xuyên cập nhật kiến thức mới để ứng dụng vào doanh nghiệp và xem xét tình hình tăng trưởng, vì thế việc mở rộng mạng lưới cũng như đầu tư vào giáo dục là cách giúp ích bền vững cho bạn.

Bài học số 4: Ưu tiên chăm sóc bản thân

Nhiều phụ nữ ban đầu bước vào chủ nghĩa kinh doanh để giải phóng bản thân khỏi mô hình làm việc 9-5 truyền thống. Tuy nhiên, khi dấn thân vào con đường kinh doanh, họ thậm chí làm việc và cống hiến nhiều hơn vì không đặt ra ranh giới cho bản thân. Chính vì thế, bạn sẽ cảm thấy thiếu mất động lực làm việc khi chỉ có duy nhất bạn chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp. Vì vậy, làm thế nào để bạn ngăn ngừa tình trạng kiệt sức đồng thời duy trì động lực?

Câu trả lời là hãy học cách yêu thương và chăm sóc bản thân. Trong quá trình tìm kiếm thành công, chúng ta thường quên lập kế hoạch thời gian cho chính mình. Chúng ta không nghỉ ngơi, không kỳ nghỉ, và thậm chí phải làm việc nhiều hơn công việc văn phòng trước đây. Bất kể bạn đam mê công việc mình làm đến mức nào, bạn cũng phải chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của mình.

Duy trì hoạt động tập luyện thể chất tại phòng gym hoặc tập thể dục, chạy bộ bên ngoài. Ăn uống lành mạnh, cung cấp đủ nước cho cơ thể và ngủ đủ giấc, không quên chăm sóc da mặt và vóc dáng. Đam mê công việc nhưng không quên chăm sóc bản thân, xây dựng thói quen lành mạnh là điều cần thiết để giữ tinh thần tích cực và không gian thoải mái.

Bài học số 5: Học cách dự đoán và chấp nhận rủi ro

Đây là một bí mật: rủi ro đầu tiên bạn gặp phải là rủi ro khó khăn nhất. Sau khi trải qua, bạn nhận ra mình hoàn toàn có khả năng chịu đựng và vượt qua thách thức. Dấn thân vào những điều chưa biết là điều đáng sợ nhưng cần thiết cho sự phát triển. Vận may ủng hộ những người dũng cảm. Bạn đã dũng cảm thực hiện bước đầu tiên với tư cách là một doanh nhân, nhưng đây sẽ là khởi đầu và còn rất nhiều thử thách đi kèm rủi ro ở phía trước.

Để giúp hạn chế rủi ro xảy ra trong quá trình kinh doanh, bạn hãy vạch ra kế hoạch chi tiết. Hãy tự hỏi bản thân, mục tiêu của bạn là gì, niềm đam mê của tôi là gì, bạn sẽ đạt được chúng bằng cách nào? Nhưng câu hỏi quan trọng nhất là: bạn sẽ đưa ra giải pháp nào nếu tình hình phát triển giữ nguyên vị trí hiện tại? Không có gì đảm bảo tương lai sẽ diễn ra theo một hướng tích cực hoàn toàn, nhưng nếu bạn không hài lòng với tình hình hiện tại của mình, giải pháp duy nhất là thử điều gì đó khác biệt.

Dù những kế hoạch được sắp xếp và chuẩn bị tốt nhất nhưng đôi lúc cũng sẽ có những thách thức cản trở con đường dẫn đến thành công, vì vậy hãy xác định rõ mục tiêu cuối cùng sẽ đưa bạn đến nơi bạn đạt được thành tựu. Khi bạn tôn trọng bản thân và theo đuổi mục đích cũng như đam mê thực sự của mình, kết quả tốt đẹp sẽ đến.

Theo: Entrepreneur

Mai Lan
Author: Mai Lan

CLB Phụ nữ hiện đại

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.