Fear – Hóa giải sợ hãi bằng tình thương

Fear – Hóa giải sợ hãi bằng tình thương

Khi không có lo sợ, ta sẽ có khả năng nhận rõ những mối liên hệ giữa ta với mọi người xung quanh. Khi không có lo sợ, ta sẽ có nhiều cơ hội để hiểu và thương. Không lo sợ, chúng ta thực sự tự do! (195 ký tự)

Những nỗi sợ ban sơ

Chúng ta đều mang trong lòng nỗi sợ ban sơ, và không chỉ lo sợ như một cá nhân, nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới cũng đang đầy sợ hãi, đau khổ và thù hận. Chúng ta lo sợ những gì ngoài tầm kiểm soát của ta. Chúng ta sợ bệnh, sợ già, sợ mất đi những gì mà ta trân quý. Chúng ta cố ôm giữ địa vị, tài vật và người thương. Nhưng ôm giữ không giúp bớt lo sợ. Trước sau gì sẽ có một ngày chúng ta phải buông bỏ tất cả. Chúng ta không thể mang địa vị, tài vật, người ta thương theo chúng ta mãi.

Hình ảnh cuốn sách Fear – Sợ hãi

Khi chúng ta biết nhìn sâu vào lo sợ thì ta có thể giải tỏa lo sợ và tìm lại nguồn vui. Lo sợ khiến chúng ta chú tâm về quá khứ hoặc lo lắng cho tương lai. Không sợ hãi không chỉ là thói quen tốt mà còn là một niềm vui thâm diệu. Mỗi khi tâm ta không có sợ hãi, ta được tự do. Chúng ta tập luyện trở về với hơi thở chánh niệm khi ta có thể, đừng nên đợi tới lúc gặp nguy hiểm mới bắt đầu chuyển hóa lo sợ và sống chánh niệm.

Không ai có thể cho ta sự không sợ hãi. Ngay khi có đức Bụt ngồi đó bên cạnh, ngài cũng không thể cho bạn sự không sợ hãi. Nếu chấp nhận lo sợ thì ta khám phá ra rằng ngay lúc này, hôm nay đây ta còn sống, cơ thể ta đàn hoạt động diệu kỳ, mắt ta đang thấy được trời xanh, tai ta còn nghe được tiếng nói của người ta thương. Nếu bạn tập được thói quen chánh niệm thì khi gặp khó khăn, bạn sẽ biết mình phải làm gì.

Chuyển hóa nỗi sợ xung quanh ta

Nhiều người thường hành động vì sợ hãi, sợ quá khứ, sợ hiện tại. Họ gieo rắc hạt giống sợ hãi đó cho những người xung quanh và cả cho xã hội. Cũng đôi khi, chúng ta ưa cười nhạo khi người khác lo sợ vì họ nhắc ta nhớ đến nỗi sợ của chính ta.

Khi không còn căm giận và nghi kỵ chế ngự thì trái tim bạn trở thành một nhịp cầu nối kết. Nếu bạn cởi bỏ tâm chấp nhặt, ham muốn, và sợ hãi thì bạn có thể nhìn thấy bến bờ bên kia, bến bờ giải thoát. Chúng ta phải hành động với lòng từ ái vì khi bị thù ghét và giận dữ trấn ngự ta không thể giải quyết bất cứ gì. Chỉ bằng từ bi và yêu thương mà ta có thể loại bỏ bạo lực và sợ hãi.

Bất kỳ tiến bộ thật sự nào về hòa giải đều phải bắt đầu từ chính chúng ta, hay trong tập thể, trong dân tộc chúng ta. Chính ta phải biết hòa giải tự thân trước khi giúp cho bất kỳ ai khác được hòa giải.

Biến nỗi sợ thành tình tình yêu

Buồn bã, sợ hãi và muộn phiền muộn giống như những cọng rác. Những thứ rác này là một phần của cuộc sống thực tại và ta phải nhìn sâu vào bản chất của chúng. Ta thực tập để chế biến rác, ta ghi nhận là chúng có mặt và thực tập những linh chú dưới đây. Linh chú là một câu nói có năng lực siêu nhiên, khi được nói lên có thể thay đổi toàn bộ tình hình. Nó có thể thay đổi chúng ta và thay đổi người khác. Nhưng câu nói có năng lực siêu nhiên này phải được nói ra khi tâm trí tập trung, khi thân và tâm hợp nhất. Khi thân tâm hợp nhất thì điều gì nói ra đều trở thành linh chú.

Thực tập quay về, thực tập thực sự có mặt cho bản thân và những người thân yêu, giải phóng nỗi sợ, trau dồi tình yêu đích thực, và phục hồi truyền thông. Những linh chú này rất hiệu quả trong việc tưới tẩm hạt giống bên trong ta và bên trong những người thương, cũng như chuyển hóa sợ hãi, đau khổ và cô đơn.

Cuốn sách Fear – Sợ hãi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trình bày khá ngắn gọn với thông điệp đơn giản nhẹ nhàng, dễ dàng áp dụng vào cuộc sống thường ngày. Từ đó giúp chính bạn và mọi người xung quanh giải tỏa nỗi sợ hãi bằng chính tình thương, chánh niệm của mình và thân tâm thêm an yên.

Phụ Nữ Việt Khởi Nghiệp hân hạnh đồng hành truyền thông cùng Thaihabooks.

CLB Phụ nữ hiện đại

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.