Tiến sĩ Greeni Maheshwari: Phụ nữ làm chủ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đối diện bất bình đẳng như thế nào?

Tiến sĩ Greeni Maheshwari: Phụ nữ làm chủ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đối diện bất bình đẳng như thế nào?

Thôi thúc bởi mục tiêu nâng cao sức mạnh cho phái nữ, giảng viên Đại học RMIT Tiến sĩ Greeni Maheshwari đã nghiên cứu các vấn đề bất bình đẳng ngày càng gia tăng mà phụ nữ Việt Nam phải đối mặt, đặc biệt là phụ nữ làm chủ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam.

Dịch COVID-19 khiến gia tăng bất bình đẳng vốn vẫn tồn tại với nữ chủ nhân của các DNNVV, tạo ra những tác động ngắn và dài hạn đối với nền kinh tế các quốc gia trên toàn cầu.

Những lĩnh vực này gồm bất bình đẳng giữa các hộ gia đình giữa các quốc gia, bất bình đẳng giữa các nền kinh tế khác nhau của các quốc gia, bất bình đẳng trong lĩnh vực việc làm, giới tính, giáo dục và độ tuổi trên toàn cầu và tại Việt Nam.

Những thách thức của DNNVV do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam

Theo báo cáo Chỉ số Nữ doanh nhân Mastercard năm 2020, Việt Nam xếp hạng 25 trong số 58 nền kinh tế vào năm 2020, giảm bảy bậc so với vị trí 18 vào năm 2019. Ở Việt Nam, gần 80% doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 so với khoảng 60% doanh nghiệp do nam giới làm chủ. Hơn 50% doanh nghiệp do nữ làm chủ ở Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực chịu tác động mạnh như lưu trú và thực phẩm, bán buôn và bán lẻ, và sản xuất. Điều này cho thấy doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ dễ bị tổn thương hơn so với doanh nghiệp do nam giới làm chủ.

Giảng viên và nghiên cứu viên từ Khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT Tiến sĩ Greeni Maheshwari tin rằng việc hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ điều hành càng đặc biệt trở nên quan trọng nhằm giúp họ phục hồi, đặc biệt là sau dịch COVID-19.

Tiến sĩ Maheshwari chia sẻ: “Trao quyền cho phụ nữ giúp gia tăng lợi ích xã hội và kinh tế, đồng thời góp phần tạo ra thêm nhiều doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ là một phần trong kế hoạch phát triển của Chính phủ Việt Nam. Chính phủ kỳ vọng sẽ có 27% trong số tổng số doanh nghiệp năm 2025 do phụ nữ làm chủ và 30% vào năm 2030 nhằm thực thi Mục tiêu Phát triển bền vững số 5 (Bình đẳng giới) và số 8 (Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế) của Liên Hợp Quốc.

“Việt Nam đặt mục tiêu tiến từ trạng thái thu nhập trung bình thấp lên trung bình cao vào năm 2035. Vậy nên, quan trọng là Việt Nam phải đẩy mạnh phát triển lực lượng nữ doanh nhân trong nước vì sự phát triển của đất nước”.

Tiến sĩ Greeni Maheshwari chia sẻ những khó khăn mà các DNVVN do phụ nữ làm chủ gặp phải.

Bà nói: “Bất chấp nỗ lực của chính phủ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, vẫn còn tồn tại nhiều thách thức như hạn chế tài chính, thiếu động lực, thiếu hiểu biết kỹ thuật số, sợ thất bại và thiếu sự hỗ trợ từ gia đình. Phụ nữ phải đối mặt với nhiều rào cản ở cấp vĩ mô, trung gian và vi mô, cũng như thiếu kỹ năng trong các lĩnh vực như quản trị nguồn nhân lực, quản lý tài chính và các chương trình đào tạo.  Chính phủ có thể hỗ trợ phù hợp để nữ doanh nhân vượt qua những rào cản này, nhằm giúp nâng cao vị thế của phụ nữ ở Việt Nam đồng thời giúp kinh tế tăng trưởng”.

Nữ doanh nhân: vượt qua thử thách

Bất chấp muôn vàn thách thức, nữ doanh nhân vẫn kiên cường và thể hiện kỹ năng lãnh đạo ấn tượng suốt thời kỳ đại dịch.

Tiến sĩ Maheshwari cho biết: “Nữ doanh nhân thể hiện sự linh hoạt trong việc thích ứng với thay đổi mô hình kinh doanh, nắm bắt công nghệ nhằm thích ứng với các mô hình kinh doanh mới và còn thiết lập ra các nền tảng do phụ nữ lãnh đạo để chia sẻ, hướng dẫn và huấn luyện các chủ doanh nghiệp nữ trẻ tuổi khác”, bà chia sẻ.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Maheshwari Gia tăng bất bình đẳng trong dịch COVID-19 và ảnh hưởng đối với nữ doanh nhân: Bối cảnh Việt Nam được công bố trên tạp chí học thuật về doanh thương – International Entrepreneurship Review.

Tiến sĩ Greeni Maheshwari hiện đang giảng dạy tại Đại học RMIT Việt Nam. Nghiên cứu của bà tập trung vào giới tính và giáo dục bậc cao, sự nghiệp của phụ nữ trong lĩnh vực học thuật, vai trò của phụ nữ trong các DNVVN. Bà còn thực hiện các nghiên cứu về lãnh đạo, giáo dục, khởi nghiệp và các chủ đề liên quan đến tài chính.

Hết

Chú thích ảnh:

Hình 1: Giảng viên và nghiên cứu viên từ Khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT

Le Thuy
Author: Le Thuy

CLB Phụ nữ hiện đại

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.