Báo chí – Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

Báo chí – Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

Các hoạt động CSR, ESG giữ vai trò như thế nào trong phát triển bền vững?

Với một doanh nghiệp, các hoạt động CSR (Corporate Social Responsibility – Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp) và ESG (Environmental – Môi trường, Social – Xã hội, and Governance – Quản trị) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững cho tổ chức. Cụ thể, giúp Doanh nghiệp nhận ra trách nhiệm với xã hội và môi trường, từ đó thúc đẩy hành động tích cực. Thứ hai, tạo ra hình ảnh tích cực và xây dựng uy tín trong cộng đồng, tạo lòng tin từ khách hàng, nhà đầu tư, và các bên liên quan giúp doanh nghiệp xây dựng cam kết bền vững. Từ đó xây dựng uy tín và lòng tin, đồng thời tạo ra giá trị dài hạn cho cả doanh nghiệp và cộng đồng, đồng thời tạo ra môi trường làm việc tích cực, trách nhiệm, giữ chân các nhân viên tài năng, nâng cao hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng.

Ngoài ra, tăng cường quản trị rủi ro và không ngừng thúc đẩy đổi mới và hiệu quả thông qua các giải pháp sáng tạo trong kinh doanh giúp doanh nghiệp nhanh chóng giải quyết được các vấn đề xã hội, môi trường, đồng thời  việc áp dụng các tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế về môi trường – xã hội – quản trị trong hoạt động kinh doanh, tạo ra sự đồng nhất và minh bạch trên thị trường toàn cầu. Đặc biệt, CSR và ESG thúc đẩy sự cộng tác và liên kết giữa doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, chính phủ, và các bên liên quan khác, tạo ra mạng lưới hợp tác mạnh mẽ trong việc thúc đẩy phát triển bền vững.

Xu hướng báo chí – truyền thông trong doanh nghiệp phát triển bền vững?

Báo chí và truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong thông tin. Do đó, doanh nghiệp càng chú trọng yếu tố minh bạch, càng phát triển bền vững. Thông qua việc kể về những doanh nghiệp, cá nhân đang có đóng góp và sự phát triển bền vững, báo chí và truyền thông mang đến những câu chuyện, giải pháp truyền cảm hứng cho người đọc. Thông qua báo chí, truyền thông, các vấn đề về xã hội – môi trường như biến đổi khí hậu, công bằng xã hội, bảo vệ đa sinh học, hay tiêu dùng bền vững đã góp phần thay đổi nhận thức và nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội mới trong việc truyền thông về phát triển bền vững, từ việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội đến việc tạo ra nội dung tương tác và đa phương tiện.

Báo chí và truyền thông nhấn mạnh vào các hành động cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, cùng với các kết quả và ảnh hưởng của những hành động đó đối với xã hội và môi trường. Đặc biệt là tạo sự cộng hưởng đối với địa phương, cộng đồng khi cùng tham gia vào các hoạt động phát triển bền vững, đặc biệt là hợp tác đa phương. Chính xu hướng này đã thể hiện sự tăng cường của hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, chính phủ, và các phương tiện truyền thông trong việc thúc đẩy phát triển bền vững.

Thông qua báo chí và truyền thông, việc theo dõi và đánh giá các cam kết và hành động của doanh nghiệp liên quan đến phát triển bền vững góp phần đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm của họ.

Báo chí có vai trò quan trọng trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững?

Không chỉ nâng cao nhận thức về các vấn đề phát triển bền vững trong cộng đồng kinh doanh và xã hội, khuyến khích doanh nghiệp hành động, thông qua việc nhìn nhận, theo dõi và đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp, báo chí có thể tăng cường áp lực để họ cải thiện và thúc đẩy phát triển bền vững bằng những cam kết và hành động đảm bảo tính minh bạch. Chính việc không ngừng cung cấp thông tin về thành tựu và thách thức trong phát triển bền vững, giúp doanh nghiệp học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời tạo động lực để họ tiếp tục hành động tích cực qua việc tôn vinh những thành tựu của họ.

Thông qua đánh giá và phản hồi hay khai thác các bài viết về chuỗi cung ứng, xu hướng tiêu dùng bền vững, Báo chí giúp Doanh nghiệp điều chỉnh và cải thiện chiến lược, tham gia vào các chuỗi cung ứng bền vững; đồng thời góp phần giáo dục và khuyến khích người tiêu dùng chọn lựa các sản phẩm và dịch vụ có tác động tích cực đến môi trường và xã hội.

Ngoài ra, Báo chí còn là cầu nối hỗ trợ giao tiếp và liên kết doanh nghiệp, cộng đồng và các bên liên quan nhằm nỗ lực và cam kết phát triển bền vững, tạo sự hiểu biết và đồng thuận. Từ đó, thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp, tổ chức xã hội và chính phủ để tạo ra các giải pháp phát triển bền vững hiệu quả.

Doanh nghiệp đồng hành cùng báo chí trong phát triển bền vững

Với việc cung cấp thông tin về các chiến lược và hành động phát triển bền vững cho báo chí cũng như việc chia sẻ các thành tựu lẫn kết quả phát triển bền vững của mình, Doanh nghiệp tạo ra sự hiểu biết, sự khích lệ, giúp độc giả nhận biết về những vấn đề tích cực và hiểu về những nỗ lực của họ.

Chính sự đồng hành thông qua cung cấp thông tin minh bạch và dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh và tác động xã hội, môi trường, giúp báo chí đánh giá và phản hồi chính xác đến độc giả, từ đó tăng cường nhận thức và sự ủng hộ từ cộng đồng. Chủ động tạo cơ hội truyền thông hay việc Doanh nghiệp hợp tác với các phương tiện truyền thông để tạo ra các chiến lược và chương trình giáo dục hoặc tham gia vào các trò chuyện đại chúng, cung cấp góc nhìn của mình và đóng góp vào việc tìm kiếm các giải pháp hiệu quả, sẽ giúp nâng cao nhận thức và hành động về phát triển bền vững trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, Doanh nghiệp có thể đồng hành cùng báo chí bằng cách hỗ trợ hoặc tham gia vào các nghiên cứu và báo cáo liên quan đến phát triển bền vững, cung cấp dữ liệu và thông tin hữu ích cho báo chí trong phân tích và báo cáo. Đặc biệt, sự phản hồi và chấp nhận phản hồi từ báo chí về các hoạt động và chiến lược phát triển bền vững, sẽ giúp Doanh nghiệp cải thiện và điều chỉnh hành động của mình theo hướng tích cực. Ngoài ra, Doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài với các phương tiện truyền thông để thúc đẩy thông điệp và cam kết phát triển bền vững một cách hiệu quả và minh bạch.

Tầm quan trọng của CSR (Corporate Social Responsibility) và ESG trong phát triển bền vững của doanh nghiệp

Với một doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội là yếu tố tiên quyết đồng hành trong hành trình phát triển bền vững cũng như có mối liên hệ tương đồng đối với các mục tiêu hành động ESG của mình.

CSR không phải là một khái niệm được quy định bởi pháp luật, mà là một tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm xã hội mà các doanh nghiệp tự thúc đẩy. Còn ESG tập trung vào việc tích cực quản lý các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị trong hoạt động kinh doanh của một công ty. Cả hai đều có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của 1 doanh nghiệp.

Đối với môi trường (E), việc thực hiện các dự án bảo vệ môi trường như trồng cây xanh, giảm thiểu rác thải, tái chế và sử dụng năng lượng tái tạo, hay đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng nguyên liệu tái chế và quy trình sản xuất xanh, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại và góp phần bảo vệ môi trường; góp phần bảo vệ hệ sinh thái và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Đầu tư vào các công nghệ mới nhằm giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh cũng là cách doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội của mình.

Đối với xã hội (S), Doanh nghiệp có thể tài trợ hoặc tổ chức các chương trình giáo dục và đào tạo cho cộng đồng, nâng cao nhận thức về môi trường và xã hội, từ đó tạo ra một thế hệ hiểu biết và cam kết với phát triển bền vững. Hay thể đóng góp vào các dự án phát triển cộng đồng địa phương, từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục và văn hóa.

Đối với quản trị (G), doanh nghiệp có thể khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện, hỗ trợ các dự án cộng đồng, góp phần vào sự phát triển xã hội và nâng cao tinh thần trách nhiệm. Ngoài ra, đảm bảo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và công bằng cho nhân viên, đồng thời cung cấp các chương trình phúc lợi và phát triển nghề nghiệp để nâng cao chất lượng cuộc sống và năng lực của họ chính là cách doanh nghiệp tạo sự gắn bó với nhân viên, thể hiện trách nhiệm của mình với xã hội. Bên cạnh đó, đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân viên về phát triển bền vững, tạo điều kiện cho họ tham gia vào các dự án CSR và trở thành những đại sứ bền vững của doanh nghiệp, đó chính là cách để doanh nghiệp thực hiện truyền thông WOM về các hoạt động xã hội của mình cũng như góp phần phát triển thêm năng lực nhân viên.

Ngoài ra, Đối với các bên liên quan, Doanh nghiệp cần hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, chính phủ và các bên liên quan khác để triển khai các dự án phát triển bền vững, tạo ra mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ và hiệu quả. Đặc biệt, cần thực hiện truyền thông nội bộ và bên ngoài về các hoạt động CSR, báo cáo kết quả và minh bạch thông tin để xây dựng lòng tin từ cộng đồng và các bên liên quan. Từ đó, tạo sự gắn kết, lan tỏa và cộng hưởng trong cộng đồng, góp phần phát triển bền vững.

Phạm Song Thu
Author: Phạm Song Thu

CLB Phụ nữ hiện đại

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.